Làm sao biết gà đá có cựa hay không là vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm của những anh em đam mê đá gà. Cựa là một loại vũ khí quan trọng đối với gà chiến. Con gà nào có kỹ năng sử dụng cựa tốt, thành thục thì sẽ có nhiều ưu thế hơn khi thi đấu. Vậy với những sư kê giàu kinh nghiệm họ thường dùng những cách nào để nhận biết gà cựa đá có hay không? Hãy cùng chúng tôi khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây.
Cựa gà là gì?
Cựa gà chính là phần chất sừng mọc nhô ra trên phía cổ chân gà, nằm về phía sau và gần với gót chân. Phần đầu cựa sắc nhọn và cứng vì có cấu tạo hoàn toàn từ sừng. Phần gốc tròn mập có chứa một số mạch máu nên thường có màu hồng hơn. Nó giống như móng chân của con người. Nên vì vậy nếu phần cựa mọc quá dài cũng có thể cắt bớt mà không ảnh hưởng gì đến gà.
Thường thì mỗi một con gà chỉ có 1 cặp cựa, mỗi bên 1 chiếc. Nhưng cũng có một số giống gà đặc biệt có số lượng cựa nhiều hơn.
Với gà bình thường thì cựa không có nhiều tác dụng, có thể có hoặc không. Nhưng với gà đá cựa thì đây chính là một vũ khí vô cùng lợi hại. Theo quy định của một số trường đấu và giải đấu thì các sư kê còn có thể lắp thêm cựa sắt, cựa dao cho chiến kê của mình. Khi đó những đòn đánh bằng cựa sẽ trở nên rất nguy hiểm và có tính sát thương cao. Và những trận đấu đá cựa dao thường kết thúc rất chóng vánh. Kỷ lục cho một trận đấu được ghi nhận với thời gian ngắn nhất là 3,5 giây.
Vì sao cần nhận biết gà đá có cựa hay không?
Làm sao biết gà đá cựa có hay không là việc mà sư kê nào khi bước chân vào nghề cũng đều thắc mắc. Bởi nó có vai trò rất quan trọng. Trước tiên nó sẽ giúp cho người nuôi gà nhận biết được lối đá từ đó đưa ra quy trình chăm sóc và huấn luyện cho phù hợp. Đồng thời có thể chọn được đối thủ phù hợp từ đó nâng cao tỷ lệ chiến thắng trong mỗi trận đấu.
Sư kê nào hiểu được chiến kê của mình, biết được điểm mạnh điểm yếu cụ thể thì sẽ đưa ra được những chiến thuật phù hợp. Mang lại lợi thể cho gà cưng của mình.
Vai trò của cựa đối với gà đá
Anh em muốn nhận biết được điều này thì việc đầu tiên là phải phân loại gà đòn và gà cựa. Và sẽ cần có cách nhìn riêng từ góc độ của từng loại gà. Bởi mỗi loại sẽ có cách sử dụng cựa khác nhau dựa trên sở trường của chúng.
Gà đòn sử dụng cựa như thế nào?
Ngay từ cái tên gọi đã cho thấy lối đá của loại gà này chủ yếu dựa vào các đòn đánh. Chính vì thế vai trò của cựa cũng không thể hiện rõ nét. Có cũng được mà không cũng chỉ làm gà mất đẹp, mất oai phong, còn về thi đấu thì không có ảnh hưởng gì. Cựa gà đòn không sử dụng nhiều vì thế chúng cũng mọc chậm hơn, cựa tròn to và ngắn, không quá sắc. Tuy nhiên nếu con gà đòn nào mà có cựa dài và sắc thì các sư kê phải tìm cách cho mọc chậm lại, cắt ngắn bớt. Nếu không khi thi đấu sẽ phải bọc cựa lại hoặc phải chấp nhận chấp đối thủ. Như vậy sẽ là một thiệt thòi lớn đối với gà.
Vai trò của cựa đối với gà đá cựa
Gà đá cựa thì cựa càng sắc bén càng tốt. Ngay từ khi còn là gà tơ nếu con gà nào có phần cựa mọc dài hơn. Kết hợp với một thân hình cân đối, có màu lông sặc sỡ lại thêm bản tính hung hăng. Chắc chắn sẽ được các sư kê lựa chọn để huấn luyện làm gà đá cựa. Những con gà này không cần có đòn lối hay mà quan trọng là phải bản lĩnh, nhanh nhẹn và có chút tinh quái. Sau khi được huấn luyện ra đòn bằng cựa một cách thuần thục, chúng sẽ được lắp thêm cựa dao hoặc cựa sắt để tăng thêm mức độ sát thương.
Cách nhận biết gà đá có cựa hay không?
Làm sao biết gà đá có cựa hay không là cách để người ta phân biệt đâu là sư kê tài ba. Một sư kê giỏi là sư kê biết nhìn gà cựa một cách chuẩn xác nhất
Xem mắt để biết gà cựa hay
Đây là đặc điểm ngoại hình quan trọng để đánh giá một con gà cựa hay. Chỉ cần nhìn vào mắt.anh em có thể đánh giá được tương đối về khả năng đá cựa của mỗi con gà.
- Màu mắt được đánh giá cao là màu trắng dã hoặc màu xanh nõn chuối và đỏ có vằn nhiều tơ máu. Đây chính là những màu mắt giúp chúng ta phát hiện ra được những chiến kê xuất sắc.
- Chân mày là phần ít người để ý, nhưng với những con gà có bản lĩnh, chân mày sẽ hơi xếch lên cao, nhìn qua khá dữ dằn.
- Lông mi không cần thiết phải dài nhưng cần thẳng và cứng.
- Nên chọn những con gà có màng mắt ẩn vào bên trong để khi giao chiến không bị đối thủ móc phải.
- Dáng mắt hơi lồi nhẹ là tốt nhất đi kèm với mí mắt mỏng và viền đen.
- Quan trọng nhất là anh em phải biết nhìn tròng mắt và con ngươi. Với tròng ngoài thì như đã nói ở trên, tốt nhất là chọn gà có 3 màu mắt đỏ, trắng dã, nõn chuối. Thường sẽ là những con gà khỏe mạnh có sức bền, độ dẻo dai và sức chịu đựng cao. Chiến kê đá cựa hay hầu hết đều có màu mắt như thế. Với tròng mắt lửa, nó không như gà có màu mắt đỏ, và màu mắt này hơn ánh vàng cam, vằn đỏ rỉ máu, lúc nào cũng rừng rực khí thế. Các khi vào trận, giáp mặt với đối thủ thì tròng mắt càng trở nên rực lửa. Anh em nếu gặp chiến kê nào có tròng mắt như vậy thì không nên bỏ qua.
- Con ngươi: Con ngươi của gà vốn đã rất nhỏ nếu chỉ nhìn lướt qua thì rất khó phát hiện. Đối với gà cựa thì con ngươi càng nhỏ, càng gọn lại càng tốt. Thể hiện sự tinh ranh, giảo hoạt. Chúng sẽ ứng biến vô cùng nhanh nhẹn trong mọi tình huống. Con ngươi có thể là màu đen, xanh lục, xám bạc…Đặc biệt chiên kê nào có khả năng thay đổi màu sắc của con ngươi thì lại càng tuyệt vời.
Đánh dấu lên cựa
Đánh dấu vào cựa để khi gà thi đấu sẽ nhận ra được vị trí cựa gà hay tấn công tới nhất. Những vị trí nào cựa gà chạm đến sẽ để lại giấu vết. Nếu là những vị trí hiểm thì đây chính xác là một con gà đá cựa sở hữu lối đánh rất tinh ranh.
Quay video và xem lại để biết chi tiết hơn
Đây là cách mà nhiều sư kê áp dụng trong thời buổi công nghệ hiện đại ngày nay. Quay lại video để có thể xem đi xem lại nhiều lần. Để từ đó nhận biết được lối ra cựa của gà. Với những ai sở hữu trong tay nhiều chiến kê một lúc thì hãy làm theo cách này. Sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian nhận định, đánh giá từng con gà một. Và có thể nhanh chóng phát hiện ra con gà nào đá cựa hay nhất.
Trên đây là kinh nghiệm để nhận biết gà đá có cựa đá có hay không, được tổng hợp từ các sư kê dày dặn kinh nghiệm. Hy vọng bài viết đã mang lại cho anh em những thông tin hữu ích. Và hãy nhớ theo dõi và đừng bỏ qua các trận đấu gà cựa hấp dẫn trên DagaThomo nhé.