Cách Chăm Sóc Gà Bị Cựa Như Thế Nào Nhanh Khỏi?

Gà bị cựa không phải là hiện tượng lạ hiếm gặp nhưng không phải người chơi gà đá nào cũng biết cách chăm sóc gà bị cựa đúng cách. Và tất nhiên nếu gà bị cựa mà không được chăm sóc đúng, kịp thời sẽ để lại hậu quả khôn lường. Anh em muốn biết cách chữa trị chuẩn mang lại hiệu quả nhanh chóng, giúp gà nhanh hồi phục. Xin mời theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Tìm hiểu về hiện tượng gà bị cựa

Gà bị cựa hay gà bị tang cũng đều là cách gọi chung cho hiện tượng gà bị chấn thương sau khi đi đá về. Cụ thể như: Gãy xương, co quắp chân tay, bầm tím, phù nề, sưng tấy và cả ngất xỉu. Gà càng già thì khả năng bị cựa càng cao. 

Đá gà là một đấu trường quyết liệt, máu lửa. Các chiến kê tham gia đều có kỹ năng chiến đấu vô cùng mạnh mẽ. Ngoài việc sử dụng vũ khí vốn có như chân, cựa, mỏ, cánh…để tấn công đối thủ, chúng còn được trang bị thêm một số vũ khí khác như cựa sắt, cựa dao. Vì thế khi gà thi đấu xong không bị chấn thương nặng cũng sẽ có nhiều vết bầm tím, sưng tấy trên cơ thể, thể lực thì giảm sút. Vì vậy với bất kỳ một sư kê nào khi đã bước chân vào nghề này đều cần phải trang bị cho mình những kiến thức để cơ bản để cấp cứu và chữa trị kịp thời khi gà bị cựa.

Quy trình xử lý khi gà bị cựa

Anh em trong nghề ai cũng hiểu mức độ nguy hiểm của việc gà bị cựa hay còn gọi là bị tang. Hơn nữa hiện tượng này lại thường xuyên xảy ra nên anh em tuyệt đối đừng bỏ qua các bước hướng dẫn xử lý sau đây.

Xử lý tốt vết thương

  • Với bất kỳ vết thương nào thì việc cơ bản nhất phải làm đó là làm sạch, loại bỏ hết bụi bẩn, đất cát dính trên vết thương. Sau đó sát trùng, đặc biệt lưu ý đến những vết thương hở cần thực hiện một cách thật cẩn thận.
  • Kiểm tra những vết bầm tím và dùng dầu xoa hoặc cho gà uống thuốc giảm đau nếu ở mức độ nặng. Nên nhớ phải thực hiện việc này ngay sau khi gà bị dính cựa mới đạt được hiệu quả cao nhất.
  • Gà bị cựa ở đầu và tụ máu thì hãy khéo léo rạch 1 đường nhỏ ở dưới lưỡi để nặn hết máu tụ. Rạch thật nhỏ để sau vết rạch sẽ tự khép miệng.
  • Sau khi gà đi đá về phải cho gà ở nơi kín gió, chuồng trại sạch sẽ. Đảm bảo vệ sinh và giữ ấm cho gà.
  • Cần phân loại mức độ nặng nhẹ đối với những chấn thương mà gà gặp phải để có hướng sử dụng thuốc thích hợp. Nhẹ có thể dùng các bài thuốc dân gian. Nếu nặng thì phải chọn giải pháp sử dụng thuốc kháng sinh.

Chăm sóc gà bị cựa 

Anh em lưu ý khi gà bị cựa ngoài những hiện tượng như gãy xương, bầm tím, sưng tấy, gà cũng sẽ bị suy nhược từ nhẹ đến nặng. Nên điều cơ bản nhất là phải cho gà được nghỉ ngơi, để hồi phục lại sức khỏe.

Như đã nói ở trên, chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh và kín gió. Ngoài ra cũng cần hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống. Lúc này cho gà ăn theo nhu cầu, không cần cho ăn nhồi nhét với tư tưởng cho ăn nhiều để gà mau khỏe. Cơ thể mệt mỏi nếu bị ép ăn gà sẽ nôn. Cho ăn những thức ăn nhẹ nhàng như cháo, cơm nóng, rau xanh băm nhỏ… Có thể bổ sung thêm một vài thực phẩm chứa đạm: Thịt bò, lươn, chạch… nấu chín và cho ăn với lượng nhỏ. Cho ăn tăng dần khi thấy gà đã khỏe hơn.

Đối với trường hợp gà gãy xương không cần thiết phải bó vì xương gà rất dễ liền. Nhưng nên cho gà ăn thêm thức ăn giàu canxi và vitamin tốt cho xương. Đồng thời cũng hạn chế được tình trạng ngón chân co quắp.

Một số cách điều trị cho gà bị cựa phổ biến nhất hiện nay

Dựa vào kinh nghiệm riêng của bản thân mỗi sư kê đều có những cách riêng để điều trị cho gà cưng của mình sau khi đi đá về. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp những phương pháp phổ biến nhất, mang lại hiệu quả nhanh nhất để anh em cũng tham khảo.

Sử dụng nước cua đồng xay

Cua đồng có rất nhiều canxi nên việc cho gà uống nước cua đồng xay rất tốt cho những con gà bị gãy xương hay co quắp ngón chân. Trong nước cua cũng chứa rất nhiều đạm nên gà uống nước này thể lực cũng nhanh được hồi phục hơn. Thông thường các sư kê hay cho gà uống nước cốt cua đồng trực tiếp. Nhưng một số người cẩn thận muốn đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa của gà thì nấu chín lên cũng rất ổn.

Bài thuốc dân gian với hoa đu đủ

Dùng hoa đu đu vò nát hiệu quả nhanh đối với những chiến kê bị thương ở mắt. Chỉ cần đắp lên mắt gà vài lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Nhiều người còn sử dụng ruồi xanh để điều trị gà bị cựa ở mắt nhưng tác dụng không nhanh như dùng hoa đu đủ.

Cho gà uống thuốc kháng sinh 

Đây là phương pháp thường được áp dụng với gà bị cựa ở thể nặng. Những phương pháp điều trị dân gian không phát huy được hiệu quả. Kháng sinh sẽ giúp gà giảm đau nhanh, giảm phù nề, sưng tấy và hạn chế viêm nhiễm đối với vết thương hở. Loại kháng sinh được dùng phổ biến nhất và cũng là lành tính nhất là Amoxicilin. Đây là kháng sinh tổng hợp được rất nhiều người chăn nuôi gà tin tưởng sử dụng. CHo gà uống liên tục từ 3 đến 5 ngày để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Một số phương pháp điều trị kết hợp khác

Ngoài ra có thể kết hợp thực hiện có biện pháp làm tan máu bầm như nặn máu, dùng dầu xoa bóp. Một số sư kê còn cho gà uống nước mắm nhĩ cũng là một cách giúp gà hồi sức nhanh hơn.

Những điểm cần lưu ý khi chăm sóc gà bị cựa

Khi chăm sóc gà bị cựa, nếu muốn đạt hiệu quả tốt nhất, ngoài việc áp dụng các cách làm ở trên, anh em còn cần phải lưu ý đến những vấn đề sau.

  • Không nên om bóp, vần gà khi bị cựa. Nên để cho gà có thời gian nghỉ ngơi, sau khi bình phục thì mới thực hiện.
  • Với gà bị gãy xương, đặc biệt là gãy cánh thì phải tiến hành nẹp cố định phần bị gãy. Xương gà nhanh lành nhưng nếu không được nẹp định hình thì sau khi liền xương vẫn sẽ để lại dị tật. Cho gà ở trong chuồng chật hẹp để hạn chế đi lại, hạn chế đập vỗ cánh. Nẹp khoảng 1 tháng thì có thể bỏ ra, cho gà tập các bài tập nhẹ nhàng, tập vỗ cánh. Nếu thấy gà có thể hoạt động lại bình thường thì vẫn có thể cho gà đi thi đấu. Còn nếu thể trạng của gà không được như trước thì chỉ dùng để cản mái. Trong quá trình nẹp xương cho gà bổ sung canxi để có thể bình phục nhanh hơn.
  • Quá trình điều trị cho gà bị cựa cần đảm bảo các điều kiện về tiệt trùng, kỹ thuật. Bố trí chuồng trại cẩn thận, sạch sẽ, kín gió. Như vậy mới tạo được điều kiện tốt nhất cho quá trình điều trị và phục hồi chấn thương cho gà đạt hiệu quả cao.

Bài viết trên đã chỉ ra cho anh em cách làm thế nào chăm sóc gà bị cựa mau khỏi nhất. Hy vọng anh em cảm thấy hữu dụng và có thể áp dụng tốt trong trường hợp chiến kê của mình bị cựa. Chúc anh em thành công.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *