Gà bị gãy xương rất nhanh liền là điều mà ai cũng biết. Nhưng đối với gà chiến việc để cho gà tự liền xương là không nên. Cho nên cách nuôi gà bị gãy cánh sao cho gà phục hồi nhanh nhất là việc mà các sư kê quan tâm. Bởi đây là một dạng chấn thương phổ biến và được đánh giá là khá nặng. Để không nó cũng tự liền nhưng khả năng để lại dị tật là rất cao.
Anh em muốn biết thêm những thông tin chi tiết nhất về cách chăm sóc gà đá bị gãy cánh, xin mời theo dõi bài viết dưới đây.
Gà bị gãy cánh là do những nguyên nhân nào?
Với bất kỳ một dạng chân thương nào dù nặng hay nhẹ, các anh em cũng cần phải tìm ra nguyên nhân mới có thể có phương pháp điều trị kịp thời. Đồng thời cũng có thể phòng tránh về sau. Đối với tình huống gà bị gãy cánh thông thường là do bị thương trong lúc thi đấu. Nhưng đôi khi cũng có thể là do một số nguyên nhân khách quan trong quá trình tập luyện gây ra.
Gà bị gãy sau khi đi đá về là một loại chấn thương được đánh giá là nặng vị nó không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nhiều đến khả năng thi đấu sau này. Gãy cánh chứng tỏ gà vừa trải qua một trận chiến rất quyết liệt. Do đó ngoài phần xương bị gãy rất có thể gà còn bị một số vết thương, trầy xước, bầm tím khác trên cơ thể. Lúc này gà khá mệt, yếu nên việc để gà tự hồi phục chấn thương là điều các sư kê không nên làm. Thời gian bình phục sẽ rất lâu mà còn hại gà.
Còn một vài nguyên nhân khác, thường là do các sư kê chủ quan không để ý như khi nuôi nhốt chung gà bé bị gà to tấn công làm gãy cánh. Hoặc bị xói bội, chó vồ…Những trường hợp này ít xảy ra nhưng cũng cần đề phòng cẩn thận.
Phải làm gì khi gà bị gãy cánh?
Muốn gà phục hồi nhanh thì khâu xử lý ban đầu, ngay sau khi gà bị gãy cánh là rất quan trọng. Tuy kỹ thuật này không khó, cả người mới vào nghề cũng có thể làm được. Nhưng yếu tố quan trọng nhất là phải kịp thời để làm giảm đau đớn cho gà cũng như thuận lợi hơn cho quá trình chữa trị và phục hồi sau này.
Xác định vị trí xương bị gãy
Dùng tay nắn nhẹ vào phần cánh gà để xác định chính xác vị trí xương bị gãy. Nhẹ nhàng cạo sạch lông tại chỗ gãy để thuận lợi hơn cho việc chữa trị sau này. Chỉ cần cạo xung quanh bán kính 2 là đủ. Lưu ý là cạo lông chứ không nhổ lông nhé anh em. Gà gãy xương đã rất đau rồi mà còn bị nhổ lông nữa thì sẽ kiệt sức.
Sau đó dùng đá chườm liên tục trong vòng 15 phút tại chỗ gãy. Là một cách giảm đau rất hiệu quả. Tuy nhiên nếu nhận thấy gà quá đau, mất sức nhiều thì nên cho gà uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn.
Sau khi tình trạng đau đớn đã được giảm nhẹ, bắt đầu tiến hành cố định phần xương gãy bằng nẹp và chun. Đắp một chút muối lên chỗ gãy vừa để sát trùng vừa rất tốt cho da. Dùng đũa hoặc thanh tre bẻ ngắn vừa với kích thước đoạn xương gãy để làm nẹp và dùng băng y tế quấn lại. Không nên dùng bằng chun nhé anh em vì băng chun dễ thít chặt vào cánh gà gây nên tình trạng máu không lưu thông được dần sẽ bị thối thịt, hoại tử. Tốt nhất nên thay băng 3 lần/ngày để đảm bảo vệ sinh.
Tiến hành tháo băng cho gà
Nhiều anh em thắc mắc là bao lâu có thể bỏ băng và nẹp cho gà. Thì câu trả lời là 2 đến 3 tuần nhé. Thực ra sau 2 đến 3 tuần xương gà cũng chưa lành hẳn, nhưng khả năng liền xương của gà rất tốt. Cho nên chỉ cần nẹp vài ba tuần để cố định, đảm bảo khi liền xương sẽ không để lại dị tật là được.Còn quá trình phục hồi sau này sẽ phụ thuộc vào chế độ chăm sóc. Không nên nẹp lâu quá khiến gà khó chịu và gặp nhiều bất tiện.
Tuy nhiên anh em nên lưu ý, sau khi tháo nẹp không nên thả gà vào chỗ rộng, chúng bay nhảy, đập cánh, vận động mạnh và liên tục, khả năng cao sẽ bị chấn thương trở lại.
Om bóp cho gà giúp gà hồi phục nhanh hơn
Khi gà tháo băng xong, anh em hãy nhớ sử dụng rượu thuốc hoặc rượu nghệ om bóp cho gà. Sau thời gian dài bị hạn chế vận động do gãy xương, cơ thể đặc biệt là cơ bắp của gà ít nhiều bị ảnh hưởng. Việc om bóp sẽ giúp chúng hồi phục nhanh hơn và sớm lấy lại được cảm giác chiến đấu trước kia.
Cách nuôi gà bị gãy cánh phục hồi nhanh nhất
Gà được xử lý tốt vùng xương gãy nếu kết hợp với một chế độ chăm sóc cẩn thận và đúng khoa học thì khả năng phục hồi sẽ rất nhanh.
Tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng thể
Như đã nói ở trên, gà bị gãy cánh sau khi đi đá về sẽ đi kèm với những chấn thương khác. Nhiều tổn thương dồn lại sẽ khiến gà đau đớn, mệt mỏi, chúng chán ăn, bỏ ăn và dần kiệt sức. Vì vậy kiểm tra sức khỏe tổng thể cho gà là việc làm cần thiết. Có vậy mới phát hiện ra được những tổn thương khác và những biểu hiện khác lạ ở gà. Trường hợp nhẹ, các sư kê có thể tự khắc phục nhưng với trường hợp nặng, đa chấn thương thì cần đưa gà đến các sở khám và điều trị bệnh cho gia cầm.
Chuẩn bị chỗ ở mới phù hợp với gà
Cho gà chỗ ở mới có rất nhiều tác dụng.
- Thứ nhất là chuồng gà mới sạch sẽ, khô thoáng, vệ sinh sẽ rất tốt cho quá trình phục hồi chấn thương của gà. Không có các loại động vật ký sinh gây viêm nhiễm vết thương. Môi trường sống tốt sẽ làm khỏe hơn, ăn ngon, ngủ ngon, sức khỏe tốt.
- Thứ hai, không nuôi chung với những con gà khác vì chúng có thể gây hấn, mổ nhau, đạp nhau gây ảnh hưởng không tốt đến vùng cánh đang bị gãy.
- Thứ 3, cần chuyển cho gà sang chuồng có diện tích nhỏ, chật hẹp 1 chút càng tốt để hạn chế cho gà vận động, bay nhảy, vỗ cánh. Thậm chí có thể cho gà ngủ giỏ ít nhất 1 tuần để phần cánh gãy không phải vận động.
- Cuối cùng, việc cho gà sang chuồng mới để chủ trại có thể làm vệ sinh, dọn dẹp chuồng cũ, sửa sang đẹp hơn cho gà sau khi hồi phục quay về ở.
Chế độ dinh dưỡng
Bên cạnh các loại thức ăn hàng ngày như thóc, gạo ngô thì nên cho gà ăn thêm rau xanh giúp cơ thể có thêm sức đề kháng. Cơ thể gà thời kỳ này khá mệt mỏi nên cho ăn thức ăn có đầy đủ dinh dưỡng và thường xuyên đổi món. Có thể cho ăn thêm: Thịt bò, lươn, tôm, cá, giun… là những thực phẩm giàu canxi nhưng lại không gây béo. Sau khi gà bình phục nên cho ăn điều độ trở lại để kiểm soát cân nặng và làm cơ thể săn chắc hơn.
Cho gà uống thuốc tây
Gà gãy cánh muốn bình phục hoàn toàn phải mất vài ba tháng. Nếu không cẩn thận rất dễ tái phát chấn thương. Nên dùng kết hợp thuốc Vimefloro F.D.P có tác dụng làm giảm đau, tiêu sưng, hạ sốt, kích thích gà ăn uống tốt hơn. Nhất là với gà già, sức khỏe kém. Liều dùng là 1kg/2cc. Gà bị nặng thì tiêm trong 5 ngày, nhẹ thì 3 ngày.
Nhìn chung cách nuôi gà bị gãy cánh không có gì quá khó, chỉ cần các sư kê thực hiện cẩn thận một chút là đã có thể giúp gà nhanh hồi phục hơn. Đừng nên quá chủ quan cho rằng gà hoàn toàn có thể tự liền xương sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc đấy nhé.