Gà Chọi Bị Yếu Chân Có Biểu Hiện Gì, Cách Điều Trị Như Thế Nào?

bB Gà bị yếu chân là hiện tượng xuất hiện ở cả gà đá và gà thịt. Với gà thịt sẽ không có ảnh hưởng nhiều, có chăng là giảm giá bán một chút. Còn với gà đá thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thi đấu của gà. Nếu không tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị kịp thời sẽ làm gà bị hỏng chân. Anh em muốn biết cách phòng và điều trị bệnh yếu chân cho gà chọi, xin mời theo dõi bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà chọi bị yếu chân

  • Nguyên nhân đầu tiên và cũng là phổ biến nhất là gà còn non, chưa đủ tuổi đã cho vần đòn, vần hơi. Hoặc khi mới bắt đầu huấn luyện, các bài tập hơi quá sức cũng sẽ làm chân gà run và yếu.
  • Hiện tượng này có thể có từ ngay khi gà sinh ra, do di truyền từ gà bố hoặc gà mẹ.
  • Cho gà ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Do một số tác động từ phía bên ngoài như bị té ngã, chấn thương trong khi thi đấu. Hoặc bị những loài vật khác tấn công.
  • Gà bị mắc bệnh lậu đế, bệnh đậu cũng sẽ để lại di chứng chân run, đứng không vững.
  • Cho gà tập luyện với cường độ quá cao, nhằm đốt cháy giai đoạn cũng khiến cho gà bị yếu chân.
Gà chọi bị yếu chân do tập luyện quá sức

Gà bị yếu chân có những biểu hiện gì khác?

Biểu hiện rất dễ nhận biết.

  • Dáng đi của gà xiêu vẹo, bước chân tập tễnh, đi lại khó khăn. Gà đứng không vững, chân run rẩy.
  • Gà biểu hiện mệt mỏi, ủ rũ. Thời gian đầu có khi đi lại bình thường, có khi lại lảo đảo, bước không đều.
  • Lực chân yếu nên khi di chuyển gà rất dễ bị ngã.
  • Nếu bệnh chuyển nặng gà có thể bị liệt một chân và chỉ đứng được bằng 1 chân.

Các điều trị bệnh gà đứng không vững

Gà bị yếu chân là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tương ứng với mỗi nguyên nhân là các biện pháp điều trị cụ thể. 

Cách chữa gà bị yếu chân do vần đòn khi còn non

Nhiều sư kê còn non kinh nghiệm hoặc muốn gà có thể thi đấu sớm. Nên khi gà con non tơ thay vì những bài tập phù hợp với độ tuổi thì lại tiến hành vần hơi vần đòn quá sớm. Lúc này cơ thể gà chưa phát triển hết. Chân gà con non và yếu không phù hợp với các bài vần. Những bài tập đơn giản theo các huấn luyện kiểu cổ vẫn sẽ là thích hợp nhất. 

Để hạn chế được tình trạng này nên tiến hành om bóp vào nghệ cho gà. Vừa để cho đôi chân rắn chắc hơn vừa giúp nâng cao thể chất.

Gà bị yếu chân do tai nạn điều trị như thế nào?

Tai nạn gà gặp phải có thể từ 2 tình huống. Một là chấn thương trong khi thi đấu, hai là bị những con vật khác tấn công. Thường thì gà bị tai nạn đều có dấu hiệu chung là dập cơ, trật khớp. Anh em nếu phát hiện sớm thì cần phải cho gà nẹp chân, cố định lại phần xương. Nhiều người chủ quan cho rằng xương gà dễ liền và để cho tự lành. Tất nhiên gà có thể tự lành nhưng sẽ để lại tật, với gà đá mà chân có tật thì coi như bỏ.

Với trường hợp gà bị dập cơ thì cần chườm đá rồi tiến hành xoa bóp hàng ngày cho đến khi gà bình phục.

Nên hạn chế cho gà đi lại và vận động mạnh. Nghỉ ngơi hoàn toàn trong thời gian này để quá trình hồi phục được nhanh hơn. 

Gà bị tai nạn khả năng trở lại bình thường là rất khó. Nhưng nếu được chăm sóc tốt thì vẫn có thể hồi phục được đến 90%.

Cho gà ăn uống không đúng cách

Cho gà ăn thiếu hoặc thừa chất cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà đứng không vững. Gà ăn nhiều chất, dễ béo phì, cơ thể nặng nề gây áp lực lên đôi chân. Làm chân gà run rẩy và đứng không vững.

Hoặc chế độ ăn của gà không đủ chất, thiếu canxi và vitamin D sẽ làm xương không được chắc khỏe. Chân gà yếu, khó thi đấu được.

Để khắc phục tình trạng này, các sư kê cần phải cân đối lại chế độ ăn cho gà. Pha trộn thức ăn đủ 4 nhóm chất. Kết hợp tắm nắng, dầm sương đúng cách để sức khỏe gà được ổn định. Gà phát triển toàn diện và hạn chế được tình trạng yếu chân.

https://tructiepdagathomo.today/ga-choi-bi-yeu-chan/
Bổ sung thêm canxi và vitamin D cho xương gà chắc khỏe

Gà bị bệnh dẫn đến yếu chân

Có nhiều căn bệnh là nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu chân ở gà. Nhưng phổ biến nhất là bệnh liên quan đến hệ thần kinh hoặc do gà bị kén hay bị lậu đế. 

Nếu gà bị bệnh do bại liệt dây thần kinh, thể nhẹ thì có thể cho gà điều trị bằng phương pháp xoa bóp. Nên dùng rượu hoặc dầu gió để xoa bóp. Độ nóng trong rượu và dầu gió sẽ làm lưu thông các mạch máu, quá trình tuần hoàn diễn ra tốt hơn. Cho ở nơi kín gió để tránh bị trúng gió. Nhưng nếu ở thể nặng thì gần như là không chữa được.

Gà bị lậu đế hay bị kén thì đơn giản hơn. Chỉ cần loại bỏ đi phần bị kén, sát khuẩn và cho gà dùng thêm thuốc để tiêu diệt triệt để mầm bệnh. Là gà sẽ nhanh chóng đi lại được bình thường. 

Gà bị yếu gối chữa trị như thế nào?

Gà bị yếu gối cũng sẽ có biểu hiện đứng không vững. Có thể là do gà bị té ngã, va chạm mạnh với vật cứng, xói bội…Trong các trường hợp này anh em có thể tiến hành chườm lạnh để giảm đau. Sau đó cũng tiến hành xoa bóp. Nói chung là gà bị yếu gối là rất khó chữa. Nên anh em cũng không nên hy vọng quá nhiều vào sự bình phục của gà trong trường hợp này.

Phương pháp phòng bệnh Gà Chọi Bị Yếu Chân

Để hạn chế được tình trạng gà bị yếu chân, đứng không vững. Anh em có thể thực hiện phòng tránh theo hướng dẫn sau:

  • Tiêm phòng đầy đủ cho gà. Đặc biệt là vacxin phòng bại liệt, tuyệt đối không được bỏ qua.
  • Chọn cho gà chế độ tập luyện phù hợp với từng độ tuổi. Kết hợp om bóp, vào nghệ ra nghệ hợp lý để tăng cường độ dẻo dai.
  • Lựa chọn những thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, làm phong phú bữa ăn cho gà. Đồng thời giúp gà cân bằng chất trong cơ thể.
Cho gà tiêm phòng đầy đủ

Với những chia sẻ ở trên của tructiepdagathomo hy vọng anh em đã nắm được về cơ bản cách phòng và điều trị bệnh yếu chân ở gà đá. Cùng với những kiến thức chúng tôi đưa ra anh em có thể tham khảo thêm từ những người có kinh nghiệm, cán bộ thú ý. Để tìm được hướng điều trị tốt nhất cho chiến kê của mình nhé. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *