Sở dĩ gà nhạn được mệnh danh là chiến kê độc lạ của giới gà đá bởi chúng sở hữu ngoại hình đặc biệt cùng một lối chơi đỉnh cao. Với bộ lông màu trắng, người chưa có kinh nghiệm sẽ rất dễ nhầm gà nhạn với các giống gà khác như gà bướm hay gà úa. Để giúp anh em nhận biết được gà nhạn. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ta cho anh em thấy những nét đặc trưng của dòng gà này. Cùng với những thông tin về các dòng gà nhạn phổ biến nhất hiện nay.
Gà nhạn là giống gà như thế nào?
Gà nhạn hay còn được gọi với tên là gà trắng, bạch nhạn và được mệnh danh là “bạch công tử” của giới gà đá bởi chúng sở hữu bộ lông màu trắng mượt mà không pha tạp. Vì có ngoại hình bắt mắt, ấn tượng nên gà nhạn ngoài làm gà đá còn được nuôi nhiều để làm gà cảnh. Người nuôi sẽ dựa trên mệnh của gà để nuôi, hứa hẹn mang lại may mắn tài lộc cho chủ nhân.
Còn nếu chọn làm gà đá thì yếu tố cân đối về ngoại hình, bộ lông dài mượt là chưa đủ. Người ta còn phải xem màu chân, màu mắt, vảy, cựa…Với dòng gà nhạn, mỗi một màu chân khác nhau sẽ cho thấy nét đặc trưng riêng trong lối chơi. Anh em chơi gà đá có thể dựa vào đó để đưa ra sự lựa chọn cho phù hợp.
Những dòng gà nhạn nổi bật nhất hiện nay
Đặc điểm nổi bật nhất của gà nhạn là bộ lông màu trắng tinh, không dễ gì có thể lần với bất kỳ dòng gà nào khác. Chúng ta có thể ít thấy chúng xuất hiện trên các sới gà nhưng nếu quan sát các gia đình nuôi gà cảnh thì sẽ thấy không ít những chú gà thuộc dòng gà nhạn. Vẫn cơ bản là tông màu trắng nhưng chỉ cần lệch một chút nó sẽ tạo thành các phiên bản khác nhau như: Nhạn úa, Nhạn bướm hay Nhan tính. Cả 3 dòng này đều rất được ưa chuộng.
Nếu chọn gà để đá, anh em nên dựa vào màu chân để đánh giá. Gà nhạn với 3 màu chân là: xanh, trắng, vàng luôn nhận được sự quan tâm lớn.
Gà Nhạn chân xanh
Đây là dòng gà nhạn phổ biến nhất, được nuôi nhiều nhất. Màu lông trắng kết hợp với chân xanh hứa hẹn sẽ tạo nên một chiến kê thượng hạng. Giống gà này mà rơi vào tay sư kê lão luyện thì hoàn toàn có khả năng được đào tạo thành gà cọp.
Lông trắng là đại diện cho mệnh Kim, chân xanh là gắn với mệnh Thủy. Theo ngũ hành Kim và Thủy tương sinh, hòa hợp. Tất cả các yếu tố thuận lợi cộng lại đưa gà Nhạn chân xanh trở thành một trong những chiến kê đáng sở hữu nhất giới gà đá.
Gà Nhạn chân trắng
Không nổi tiếng như gà nhạn chân xanh nhưng gà nhạn chân trắng cũng ưu tú không kém. Chúng có sức bền, độ dẻo dài và cực lì đòn. Cả tổng thể từ chân đến lông đề là đại diện của mệnh Kim, có thể khắc nhiều dòng gà khác. Cho nên gà nhạn chân trắng luôn được tin tưởng để đưa vào thi đấu ở những trận quan trọng. Có thể làm nên những chiến thắng mang tính quyết định.
Gà Nhạn chân vàng
Gà nhạn chân vàng là sự kết hợp giữa Kim và Thổ, ngay từ ban đầu đã có nhiều điểm thuận lợi đến từ sự hỗ trợ của cung mệnh. Hứa hẹn sẽ là một chiến kê mang lại những sự may mắn. Anh em trong giới luôn đánh giá cao những kê thủ mang trong mình yếu tố mệnh Thổ. Vì họ luôn cho rằng những kê thủ này thi đấu chắc chắn, nhiệt huyết, tạo được cho chủ nhân của chúng sự tin tưởng.
Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, chăm sóc gà nhạn
Để tạo ra được gà nhạn giống tốt và duy trì được chất lượng con giống. Người nuôi gà cần chú ý đến một số điểm sau:
Lựa chọn con giống
Chọn được giống tốt sẽ giúp cho quá trình nhận giống và chăm sóc về sau thuận lợi hơn rất nhiều. Cho nên việc quan trọng nhất và cũng là việc cần làm đầu tiên đối với người chăn nuôi đó là lựa chọn con giống:
- Với gà nhạn, phải chọn những con có bộ lông sáng chứng tỏ chúng có sức khỏe tốt. Những con gà có màu sẫm thì nên cân nhắc lại.
- Gà nhạn tốt nhất là gà có chân với 3 gam màu: Xanh, vàng, trắng. Mỗi màu chân sẽ có cách nuôi và chăm sóc tương ứng.
- Cuối cùng là xem xét đến các yếu tố phụ trợ như mồng, màu mắt, vảy, cựa. Tất cả đều phải ở trạng thái cân đối. Thân mình không có dị tật, đi lại nhanh nhẹ, không chọn con mắt mờ chân chậm, uể oải, lờ đờ.
Thức ăn cho gà nhạn
Là dòng gà nổi tiếng được nhiều người săn lùng, o bế nhưng nết ăn của chúng lại không hề “chảnh” như vẻ ngoài của nó. Chúng dễ ăn, ăn tất cả các loại thức ăn cơ bản cho gà đá như nhiều chiến kê khác như thóc, lúa, giun dế, thịt bò, rau xanh…
Muốn gà khỏe mạnh hơn ngoài chế độ ăn hàng ngày. Các sư kê nên bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất để chúng phats triển toàn diện. Đặc biệt là khi gà được 5 tháng tuổi bắt đầu bước vào giai đoạn “dậy thì” để chúng co cơ bắp săn chắc, sức đề kháng tốt, ít ốm vặt.
Xây dựng chuồng trại
Chuồng gà nên xây ở nơi có bóng mát, có cây xanh, tạo cho gà một không gian đi lại thoải mái. Cũng là một điều kiện rất tốt để chúng rèn thể lực. Chuồng phải đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ, kín gió mùa đông, thoáng mát vào mùa hè.
Buổi tối, anh em cho gà vào lồng ngủ. Lồng phải được dựng lên lớn hơn ít nhất 3 lần so với cơ thể, như thế gà sẽ không bị vướng rụng lông, gây xấu xí hay tổn thương. Đừng quên phun thuốc sát trùng xung quanh để phòng muỗi đốt.
Qua bài viết trên tructiepdagathomo hy vọng anh em đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về dòng gà nhạn nổi tiếng. Anh em có thể tham khảo để mua về làm gà đá hay gà cảnh đều rất ổn. Chỉ cần chú ý một chút đến chế độ chăm sóc là đã có thể có trong tay một chiến kê đình đám của giới gà đá.