Nuôi gà đá cựa chắc chắn sẽ không thể bỏ qua được khâu cắt cựa. Nhưng khi cắt cựa gà bị chảy máu thì có làm sao không? Là thắc mắc chung của nhiều anh em. Ngoài ra mọi người còn quan tâm đến cách xử lý trong những tình huống như vậy để không làm tổn thương đến gà. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp anh em giải đáp thắc mắc này. Đồng thời sẽ chỉ ra một vài mẹo nhỏ để anh em có thể cắt cựa cho gà đúng kỹ thuật nhất. Hãy cùng theo dõi nhé.
Vì sao cần cắt cựa cho gà?
Bạn có thắc mắc vì sao các sư kê thường xuyên phải cắt cựa cho gà không? Nếu chưa biết thì dưới đây là những lý do cơ bản nhất.
- Cựa gà là chất sừng và mọc rất nhanh. Gà càng được cho ăn đủ chất, thức ăn chứa nhiều sắt, canxi và vitamin D thì càng làm cựa mọc nhanh hơn. Với gà đòn không cần dùng đến cựa thì hầu hết phải cắt còn gà cựa cũng nên cắt để giảm bớt sự vướng víu.
- Cựa gà quá dài đến khi gà cho chân lên gãi đầu có thể làm xước da đầu, chọc vào mắt gây hỏng mắt. Các vết xước ở mắt do cựa gây ra nếu bị vi khuẩn tấn công sẽ tạo thành một ổ viêm, gây ra rất nhiều các bệnh về mắt.
- Độ dài của cựa sẽ gây ra những nhầm lẫn về tuổi gà. Gà có cựa dài nhưng chỉ mới là gà tơ vẫn bị cho là gà trưởng thành, khi thi đấu ghép trạng sẽ bị thiệt thòi. Ngược lại nhiều gà lão làng nhưng nhờ có cựa ngắn vẫn bị nhầm là gà non. Càng có thêm lợi thế trong thi đấu.
- Trong cách chơi gà đòn ở miền Bắc không dùng đến cựa. Nếu con gà nào có cựa dài không được cắt khi thi đấu sẽ phải bịt cựa lại. Thậm chí phải chấp đối thủ bằng cách bịt mỏ lại. Không được tấn công bằng mỏ là một thiệt thòi rất lớn.
- Cựa gà quá dài cũng gây nên những tổn thương cho chính người chăm sóc và huấn luyện gà.
Cắt cựa cho gà có ảnh hưởng đến khả năng thi đấu không?
Đương nhiên là sẽ không có ảnh hưởng gì đến khả năng thi đấu nhé anh em. Nhưng cũng cần lưu ý cắt đúng kỹ thuật để gà không bị tổn thương, trông đẹp mắt hơn. Và đặc biệt có thể góp phần biến cựa gà thành một vũ khí lợi hại.
Với gà đòn ở miền Bắc, được cắt cựa gòn gàng sẽ giúp chúng di chuyển dễ dàng và nhanh nhẹn hơn. Quá trình tập luyện và thi đấu không bị vướng víu. Như thế còn có thể nâng cao thành tích. Bình thường gà đòn khi thi đấu còn phải băng cựa lại. Vậy nếu gà được cắt tỉa cựa từ trước sẽ thấy thoải mái hơn nhiều so với việc bị băng cựa.
Còn với gà đã cựa, cắt cựa sẽ giúp việc lắp thêm cựa thuận lợi hơn. Lưu ý không nên cắt quá ngắn vừa không làm gà bị chảy máu mà còn là điểm tựa để lắp thêm cựa dao hay cựa sắt. Gà được lắp thêm cựa sẽ có khả năng sát thương cao hơn và có thể kết thúc trận đấu rất chóng vánh.
Như vậy anh em có thể hiểu rằng cắt cựa không những không ảnh hưởng đến khả năng thi đấu mà còn giúp gà thi đấu tốt hơn.
Cắt cựa gà bị chảy máu có sao không?
Cựa gà cũng giống như móng chân được cấu tạo bởi chất sừng và được mọc nhô ra ngoài cơ thể. Gà tùy thuộc vào từng độ tuổi khác nhau sẽ có phương pháp cắt cựa riêng. Như gà còn non, ở cựa sẽ chứa rất nhiều mạch máu. Nếu cắt không cẩn thận hoặc sư kê non tay thì việc làm chảy máu là chuyện cũng bình thường. Còn khi gà đã trưởng thành, phát triển đầy đủ thì lớp cựa này sẽ bị vôi hóa dần và có thể cắt sát vào gốc. Vì vậy khi tiến hành cắt cựa cho gà cần phải xác định trước tuổi của gà để xác định hình thức cắt cho phù hợp.
Anh em cần biết rằng ở cựa gà không có dây thần kinh nên khi cắt cựa sẽ không bị phạm vào bộ phận này. Không ảnh hưởng đến chân và việc đi lại của gà sau này như nhiều người vẫn đồn đoán. Do đó khi cắt cựa cho gà không may để chảy máu thì anh em cũng được quá lo lắng. Chỉ cần tìm cách cầm máu hiệu quả, nhanh chóng là được. Vì dù sao khi gà bị chảy máu cũng sẽ hơi đau và khó chịu, không cẩn thận để vi khuẩn tấn công còn dễ bị nhiễm trùng.
Biện pháp xử lý khi cắt cựa gà bị chảy máu
Vậy nếu cắt cựa gà bị chảy máu thì phải làm sao? Có một số cách cầm máu nhanh, an toàn và hiệu quả sau, anh em có thể áp dụng nhé.
- Sử dụng thuốc lào hoặc lông cu ly dịt chặt vào chỗ cựa bị chảy máu vài ba phút là có thể cầm máu. Đây là cách được áp dụng nhiều đối với con người.
- Ngoài ra, anh em trong giới còn hay sử dụng sáp nến để cầm máu cũng rất nhanh.
- Dù dùng theo cách nào thì hãy nhớ sau khi cầm máu thì cần làm sạch chỗ cựa bị cắt, rắc lên đó một ít thuốc đỏ và băng lại cẩn thận. Hàng ngày phải tháo ra thay băng và sát trùng.
Nói chung, cắt cựa nếu lỡ để chảy máu cũng không có gì đáng lo. Cách xử lý cũng khá đơn giản chỉ cần anh em làm cẩn thận một chút là được.
Kỹ thuật cắt cựa gà không chảy máu
Anh em muốn cắt cựa cho gà không bị chảy máu thì hãy làm theo hướng dẫn sau:
- Trước tiên hãy xác định tuổi của gà để có thể lựa chọn cách thức cắt hợp lý nhất.
- Ngâm chân gà bao gồm cả phần cựa vào nước để phần này mềm ra khi cắt sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Xác định phần có chứa mạch máu để không cắt phạm vào. Muốn làm được điều này thì chỉ cần anh em cắt cựa gà dưới ánh đèn hoặc ánh sáng mặt trời. Tốt nhất là cắt dưới ánh sáng mặt trời. Giơ cựa lên trên chỗ có ánh sáng, phần màu hồng nhạt gần gốc là phần có chứa mạch máu. Phần bên ngoài là phần sừng có thể cắt bỏ.
- Chuẩn bị dụng cụ cắt như kìm kéo phải thật sắc bén và không bị han gỉ. Khi cắt tốt nhất nên nhờ người giữ gà để chúng không giãy giụa mới cắt được chính xác. Nếu cắt một mình thì phải tìm cách cố định gà thật chặt như thế vết cắt mới chuẩn và không làm tổn thương đến gà.
- Cắt thật dứt khoát, chỉ cần 1 lần cắt là đã có thể loại bỏ phần sừng bên ngoài. Nếu dùng kìm vặn cựa thì phải vặn ngược chiều kim đồng hồ.
- Riêng với gà già khi soi lên ánh sáng cũng khó phân biệt được phần có mạch máu và phần sừng. Bởi cựa gà lúc này đã là bị vôi hóa thành một khối sừng từ gốc đến ngọn. Nên muốn cắt an toàn hãy cắt từng chút một. Lần cắt đầu tiên chỉ cắt dưới 1cm, mỗi lần cắt lại nhích thêm 1-2mm, cho đến khi chạm vào phần cựa non thì dừng lại.
Với những chia sẻ ở trên có lẽ anh em đã phần nào yên tâm hơn nếu không may cắt cựa cho chiến kê của mình bị chảy máu. Cùng với đó là một số chia sẻ về cách để cầm máu cho gà tốt nhất. Nếu anh em biết thêm phương pháp nào đơn giản và hiệu quả hãy để lại bình luận ở phía dưới để mọi người cùng nhau thảo luận nhé.