Các cụ ta có câu “Chó liền da gà liền xương” để cho thấy mức độ nhanh phục hồi vết thương trên da chó và xương gà. Vì vậy cách chữa gà bị gãy xương dường như không có nhiều người quan tâm lắm. Nhưng cũng vì tâm lý chủ quan ấy mà đã để lại di chứng, những khuyết tật về sau trên cơ thể gà. Và đặc biệt là đối với gà đá nó còn ảnh hưởng đến khả năng thi đấu trở lại của chúng. Anh em muốn biết cách chữa gà bị gãy xương của dân chuyên nghiệp thì xin mời theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Cách xử lý khi gà bị gãy xương
Xương gà nhỏ, mảnh, giòn nên dễ liền và cũng rất dễ gãy. Loại chấn thương này thường hay xảy ra với gà đá. Do đó với anh em chơi gà chuyên nghiệp thì thường tự học cho mình cách sơ cứu tại nhà mà không cần tìm đến bác sĩ thú y. Dưới đây là các bước để xử lý gà bị gãy xương anh em có thể tham khảo và tự mình vận dụng.
Xác định vị trí xương gãy
- Cần xác định chính xác vị trí xương bị gãy
Dù cho gà bị gãy xương ở vị trí nào trên cơ thể thì việc đầu tiên trong quá trình sơ cứu là phải xác định chính xác vị trí gãy. Có thể quan sát bằng mắt thường để biết gà bị gãy xương ở đoạn nào. Sau đó dùng tay nắn nhẹ lên vùng đó để biết chính xác chỗ gãy cũng như mức độ nặng nhé. Vệ sinh sạch sẽ khu vực xương gãy bằng cách cạo sạch lông và sát khuẩn bằng cồn y tế. Để khi thực hiện các bước tiếp theo sẽ không bị vướng víu bởi lớp lông dày đồng thời loại bỏ nguy cơ bị nhiễm trùng.
Cố định và nẹp xương
Gà bị gãy xương sẽ rất đau, Để làm giảm nhẹ cơn đau, anh em hãy tiến hành chườm đá cho gà trong khoảng 15 phút. Nếu tình trạng đau đớn ở mức độ nặng hơn thì cần cho gà uống giảm đau.
Khi con dau đã giảm hãy rắc hoặc thoa một lớp muối mỏng lên vùng da tại vị trí xương gãy rồi tiến hành nẹp xương. Dùng đũa hoạt thanh tre bẻ ngắn vừa với kích thước đoạn xương gãy rồi nẹp lại. Lấy băng gạc y tế để quấn xung quanh. Quấn vừa phải đủ để cố định xương và cũng không làm gà đau hay khó chịu.
Lưu ý là dùng gạc để quấn không dùng băng thun, băng thun sẽ thít chặt vào da gà gây thối thịt hay hoại tử.
Cho gà đi chụp X-Quang
- Nên cho gà đi chụp X-Quang để biết rõ tình hình tổn thương
Với trường hợp gà bị nặng anh em chưa đủ kinh nghiệm để xác định vị trí xương gãy. Hoặc phần xương gãy của gà thuộc bộ phận quan trọng như chân hay cánh thì anh em nên cho gà đi chụp X-Quang. Sau khi xác định được mức độ chấn thương thực tế ra sao anh em có thể tự quyết định xem sẽ tự điều trị tại nhà hay đưa gà đến các cơ sở thú ý để nhờ can thiệp.
Tự xử lý chấn thương tại nhà
Nếu anh em không muốn đưa gà tới các cơ sở thú ý để băng bó, hay phẫu thuật vì mất thời gian, mất công đi lại và tốn kém. Thì anh em có thể tự điều trị cho gà tại nhà.
Như ở trên chúng tôi đã hướng dẫn anh em cách nẹp xương cố định chỗ gãy. Nếu duy trì nẹp được trong vòng 2 đến 3 tuần, phần xương gãy sẽ liền trở lại. Thường xuyên thay băng để đảm bảo vệ sinh, tránh bị nhiễm trùng. 3 tuần sau có thể tháo nẹp và cho gà tập di chuyển nhẹ nhàng trở lại. Nhưng nếu anh em muốn gà phục hồi nhanh hơn thì có thể tìm các bài thuốc lá bó chân. Chi phí rẻ và khả năng phục hồi của gà cũng khá cao.
Tuy nhiên nếu chiến kê của anh em thuộc hàng khủng, có giá trị cao thì đừng nên tiếc tiền. Hãy đưa đến cơ sở thú ý nhờ mổ nắn xương đồng thời kiểm tra xem gân có bị tổn thương hay không. Như vậy sẽ loại bỏ được trường hợp xương bị lệch do nẹp không chuẩn. Không lo sau bình phục gà sẽ bị để lại khuyết tật trên cơ thể. Gà được cứu chữa chuyên nghiệp, khả năng thi đấu trở lại có thể lên tới 90%.
Chăm sóc gà bị gãy xương theo cách chuyên nghiệp nhất
Để gà chiến của anh em nhanh phục hồi sau chấn thương bị gãy xương, ngoài việc sơ cứu điều trị tốt, anh em còn cần chú ý áp dụng chế độ chăm sóc riêng cho gà trong giai đoạn này.
- Hạn chế cho gà vận động nhiều. Càng di chuyển ít càng tốt. Trong khoảng 1 tuần đầu cần kiểm soát chặt chẽ việc đi lại của gà. Cho chúng ở 1 chỗ, ngủ giỏ ít nhất trong 7 ngày đầu.
- Cho gà ở trong chuồng có diện tích chật chội một chút. Tuy có hơi bí bách nhưng có thể hạn chế cho chúng đi lại và vận động nhiều.
- Không nên làm cho gà bị giật mình hoảng loạn trong thời gian này. Chúng sẽ bỏ chạy loạn xạ, đáp cánh mạnh làm ảnh hưởng lớn tới phần xương gãy.
- Thay băng hàng ngày và thường xuyên để đảm bảo vệ sinh. Khi băng đừng băng quá lỏng rất dễ bị tuột nếu gà di chuyển. Băng chặt quá sẽ làm gà khó chịu, máu huyết không lưu thông được gây nên tình trạng thối thịt.
- Cho gà ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Có thể bổ sung thêm thức ăn giàu đạm và canxi như: Thịt bò, tôm, cá, lươn, cua, ốc, giun…Giai đoạn này đừng lo gà tăng cân, cho chúng ăn đầy đủ để có sức phục hồi chấn thương nhanh. Sau khi gà khỏe lại có thể áp dụng chế độ ăn và tập luyện để siết cân trở lại. Hãy cho gà ăn thêm rau, củ để giúp gà dễ tiêu hóa hơn. Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể, thải độc.
- Vẫn phải tắm rửa cho gà để đảm bảo gà được sạch sẽ và thoải mái nhất.
- Kết hợp cho gà uống thêm vitamin tổng hợp, canxi, vitamin, D, Vitamin E, hòa vào nước. Nhằm tăng sức để kháng, giúp nhanh liền xương.
- Cho gà tắm nắng điều độ đúng giờ là cách giúp chúng tự tổng hợp vitamin D và canxi rất khoa học.
- Chuồng trại phải sạch sẽ, thông thoáng, sát khuẩn cẩn thận, loại bỏ những động vật ký sinh, hút máu sẽ xâm nhập vào vị trí của gà bị thương gây nhiễm trùng.
- Gà bị gãy xương cần được chăm sóc cẩn thận
Thời gian gà phục hồi sau gãy xương là bao lâu?
Sau 2 đến 3 tuần là có thể tháo nẹp tuy nhiên để gà hồi phục hoàn toàn thì phải mất từ 1 đến 2 tháng. Thời gian đầu thì chỉ cho gà vận động nhẹ nhàng, cho quen chân trở lại sau một thời gian ngừng vận động. Không nên cho gà tập nặng hoặc thi đấu ngay. Kết quả đạt được chắc chắn không tốt mà còn có thể tái phát chấn thương.
Sau một thời gian nếu cảm thấy thể lực của gà tốt hơn, chỗ xương gãy không có gì bất ổn mới tăng dần cường độ tập luyện. Bắt đầu bằng việc cho chạy lồng, luyện thể lực sau đó mới cho vần hơi, vần đòn.
Gà bị gãy chân sẽ nhanh hồi phục hơn là gà bị gãy cánh. Trường hợp gãy cánh được liệt vào hàng bị thương nặng nên nếu không may chiến kê của mình bị gãy cánh anh em cần hết sức cẩn thận. Nói chung cố gắng hạn chế tối đa khả năng gà bị gãy xương. Với gà thường thì không sao. Còn với gà đá khả năng bình phục được 100% là gần như không thể cho dù có được chăm sóc và điều trị tốt.
Gà bị gãy xương nghe qua có vẻ là một dạng chấn thương đơn giản nhưng anh em tuyệt đối không được chủ quan nhé. Việc chiến kê có hồi phục được tốt không hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình điều trị và chăm sóc của chủ kê. Hy vọng với những thông tin chúng tôi đưa ra ở phần trên đã hỗ trợ anh em được tốt hơn trong quá trình chăm sóc chiến kê của mình.