Kỹ thuật đổ gà đá là một trong những kiến thức quan trọng và khá phức tạp trong tổng thể quy trình tạo ra một con gà đá chuyên nghiệp. Để làm được việc này đòi hỏi các sư kê không chỉ có kinh nghiệm mà còn phải có kiến thức về khoa học, kỹ thuật đặc biệt là phải am hiểu về sinh học. Nếu anh em muốn tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật này, hãy xem và tham khảo những thông tin có trong phần nội dung chính của bài viết nhé.
Kỹ thuật đổ gà đá bằng phương pháp lai cận huyết
Đổ gà đá bằng kỹ thuật lai cận huyết nhẹ là phương pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Dùng những con gà có quan hệ huyết thống gần như: Bố, mẹ, anh, em… để giữ lại được những tính trạng trội của tông dòng. Thực hiện phương pháp này nếu không có sự tính toán chi tiết, lựa chọn gà giống tốt và xác suất giữa gà bố, gà mẹ không được tính cẩn thận. Thì khả năng cao sẽ xảy ra tình trạng gà con bị dị tật, chết non, hệ miễn dịch kém…
Lai cận huyết chỉ áp dụng trên gà đá không áp dụng với gà thịt. Vì gà thịt cần số lượng nhiều và muốn đảm bảo sức khỏe chung cho cả đàn. Trong khi gà đá chỉ cần tuyển chọn một vài cá thể xuất sắc để giữ lại. Cũng chính vì điều này nên cho dù rủi ro của phương pháp lai cận huyết rất cao nhưng các sư kê vẫn sử dụng phương pháp này nhiều nhất. Bởi vì có thể lai tạo ra những cá thể gà con sở hữu bộ gen trội.
Kỹ thuật lai cận huyết nhẹ
Sử dụng những cặp gà có huyết thống gần (anh em họ trong 1 đời) để lai tạo. Tạo ra đời con lai F1 có tỷ lệ 6,3%.
Kỹ thuật lai cận huyết vừa
Kỹ thuật này sẽ tạo ra đời con lai F1 với tỷ lệ 12.5% bằng sự giao phối giữa những cặp gà có quan hệ huyết thống 2 đời, 3 đời, gà cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.
Kỹ thuật lai cận huyết sâu
Phương pháp này sẽ cho những con gà trong cùng một bầy, là anh em ruột giao phối với nhau, tỷ lệ là 25%. Nhằm giữ lại những gen trội nhất. Rủi ro của khi lại tạo bằng kỹ thuật này là rất cao, gà con sinh ra dễ bị dị tật, chết non…Tuy nhiên những con gà không còn sống và không bị dị tật sẽ đá rất hay. Cho nên đây vẫn là phương pháp lai tạo được sử dụng phổ biến nhất.
Đổ gà đá bằng phương pháp lai xa
Đây là phương pháp tạo ra gà F1 bằng những cặp gà bố, mẹ không có quan hệ cận huyết. Để thực hiện kỹ thuật này, người tiến hành lai tạo phải chọn ra những con gà có tông dòng chuẩn và kỹ thuật tốt để khi lai sẽ tạo ra những thế hệ gà con hoàn hảo nhất. Phương pháp này được các trại gà có quy mô lớn áp dụng nhiều nhất.
Đổ gà đá trực tiếp
Sử dụng gà thuần chủng để lai giống với nhau tạo ra đời con có đặc tính tốt của cả gà bố và gà mẹ. Người chăn nuôi gà chọi muốn giữ lại nguồn gen thuần chủng của mỗi giống gà thì nên áp dụng phương pháp này.
Lai gà đá trực tiếp được sử dụng nhiều đối với dòng gà chọi Mỹ – Asil để tạo ra các cá thể gà Asil con khỏe mạnh, năng suất cao.
Đổ gà đá ba dòng
Đây là kỹ thuật đổ gà đá mới kết hợp giữa gà thuần chủng và gà lai. Đời con lai F1 sẽ có những đặc điểm của cả 3 giống gà. Bao gồm: Gà thuần chủng và cả gà bố, gà mẹ của gà lai.
Đổ gà đá bốn dòng
Tức là cả gà bố và gà mẹ đều là gà lai. Gà con sẽ có đủ đặc tính cơ bản của cả 4 dòng gà.
Có một rủi ro thường xảy ra ở phương pháp đổ gà này đó là tất cả các tính trạng xấu của cả 4 dòng gà đều tập trung ở một con gà con. Hiếm có con gà nào sở hữu cả 4 ưu điểm của 4 dòng gà giống do tính trạng di truyền không ổn định.
Do đó muốn áp dụng kỹ thuật đổ gà đá bằng phương pháp lai xa cần phải có sự tính toán rất chi tiết, có công thức cụ thể mới có thể tạo ra đời con lai xuất sắc.
Một số phương pháp lai tạo khác
Lai cận huyết và lai xa là 2 phương pháp phổ biến nhất. Ngoài ra còn một số các phương pháp khác tuy không được nhiều sư kê áp dụng nhưng anh em cũng nên nắm được. Nếu có điều kiện phù hợp thì vẫn có thể vận dụng.
Phương pháp lai dựa
Người nuôi gà chọi thực hiện phương pháp này khi muốn tạo ra nhiều gà trống nhất. Tương tự với phương pháp lai xa nhưng gà giống sẽ chỉ lấy ở một nguồn duy nhất. Đổ gà đá theo cách này có thể cải tạo được giống gà nhà nhưng cũng có thể đào thải toàn bộ giống gà nhà và chỉ giữ lại gen trội của gà nhà khác.
Phương pháp lai tự nhiên
Hay còn được gọi là phương pháp lai quần. Hình thức này chủ yếu áp dụng với gà thịt còn gà chọi chỉ sử dụng khi trang trạng cần thay đổi tỷ lệ trống mái.
Để đạt được hiệu quả cao người chăn nuôi cần tính toán chính xác tỷ lệ cận huyết để giảm các tính trạng lặn. Nên áp dụng lai xa qua một đời rồi mới cho về lai quần. Lưu ý khi thấy có tình trạng thoái hóa nòi giống do cận huyết thì phải pha thêm gà bên ngoài để cải thiện tính trạng ở gà con.
Phương pháp lai cuốn
Đổ gà theo cách này là phân chia theo nhóm để lai tạo để tạo nên sự đa dạng về gen cho các thế hệ sau. Và thường chỉ áp dụng với gà thịt cho ra gà con với tỷ lệ 1 trống – 10 mái.
Qua bài viết trên anh em có thể thấy kỹ thuật đổ gà đá không hề đơn giản. Muốn thực hiện tốt anh em nên tham khảo và học hỏi thật nhiều các kiến thức về khoa học, tìm hiểu kiến thức lai tạo giống trong sinh học. Và tốt nhất nên nhờ đến sự tư vấn, trợ giúp của cán bộ thú y để việc đổ gà đá cho kết quả cao.