Bạn Có Biết Gà Đạp Mái Như Thế Nào Không?

Đạp mái là một hoạt động sinh lý rất bình thường, nhằm mục đích duy trì nòi giống. Nhưng với loài động vật không có dương vật như gà trống thì bạn có biết gà đạp mái như thế nào không? Chắc chắn sẽ có rất nhiều người tò mò về việc này. Vậy thì tại sao trong bài viết dưới đây chúng ta không tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này? Để xem có những điều gì thú vị xoay quanh câu chuyện gà đạp mái nhé.

Gà trống không có dương vật có phải không?

Chuyện gà trống không có dương vật nghe ra có vẻ kỳ lạ và hơi buồn cười nhưng đây lại chuyện không có gì đặc biệt đối với một loài động vật thuộc lớp chim. Vì ngoại trừ vịt, loại gia cầm nào cũng đều không có dương vật. Cơ quan sinh dục chỉ là một bộ phận có hình bầu dục hơi phình to, vừa có khả năng phóng tinh vừa có khả năng bài tiết. Vì vậy cách mà chúng giao phối cũng rất đặc biệt, chỉ gọi là chạm nhau qua lỗ huyệt. Bộ phận chứa tinh dịch của gà trống sẽ chạm vào âm đạo của gà mái và phóng tinh.

Gà đạp mái như thế nào?

Gà đạp mái như thế nào?

Gà đạp mái là hiện tượng sinh lý bình thường khi gà ở giai đoạn trưởng thành. Cũng giống như giai đoạn dậy thì ở con người. Khi đó gà bắt đầu có những phản xạ sinh dục bao gồm: Phản xạ giao tiếp, hưng phấn cơ quan giao hợp, phản xạ giao phối – phóng tinh.

Gà trống từ 12 tháng tuổi trở lên sẽ đạt được chất lượng tinh trùng tốt nhất. Đó là thời điểm thích hợp để cho gà đạp mái và cho ra được trứng chất lượng cao. Còn gà mái thì chỉ từ 8 đến 10 tháng tuổi đã có thể đạp mái. Cũng có trường hợp gà 5 đến 6 tháng tuổi đã cho đạp mái nhưng chất lượng trứng sẽ thấp và tỷ lệ nở thành công là không cao.

Quy trình đạp mái cụ thể như sau:

Phản xạ giao tiếp

Khi gà trống bắt đầu bước vào thời kỳ có sự thay đổi về mặt sinh lý chúng sẽ có một vài biểu hiện giao tiếp dễ nhận biết sau: Vỗ cánh quanh gà mái, mổ thức ăn dụ gà mái chú ý, phát ra tiếng kêu, đuổi theo con mái…

Hưng phấn cơ quan giao hợp 

Khi cơ quan sinh dục của gà trống có sự hưng phấn chúng sẽ nhảy lên lưng con mái. Sử dụng mỏ để giữ chặt đầu con mái, dùng chân quắp chặt. Bộ phận hình bầu dục chứa tinh trùng lúc này sẽ phồng to, áp sát vào lỗ huyệt của con mái và phóng tinh.

Để tỷ lệ thụ tinh thành công ở mức cao, người chăn nuôi cần làm vệ sinh cơ quan sinh dục của gà cả gà trống và gà mái mỗi tuần 1 lần. Nhổ bớt lông quanh lỗ huyệt để làm sao cho lỗ huyệt của gà trống sẽ áp sát được vào lỗ huyệt của gà mái. Nhờ đó tinh trùng của gà trống mới đi sâu vào âm đạo của gà mái và không lo rớt ra ngoài.

Gà trống nhảy lên lưng gà mái để chuẩn bị giao hợp

Phản xạ phóng tinh

Phản xạ này được hình thành do hệ thống thần kinh nằm ở tủy sống. Gà sẽ được khoái cảm khi phóng tinh. Gà có thể đạp mái từ 25 đến 41 lần một ngày. Nhưng nếu cho gà đạp mái tự do sẽ làm giảm chất lượng tinh trùng và ảnh hưởng đến kết quả của quá trình thụ tinh.

Trên đây là 3 phản xạ không điều kiện diễn ra ở gà vào thời kỳ hưng phấn. Đây được gọi là một chuỗi phản xạ vì chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu thiếu một phản xạ nào đó thì tất nhiên phản xạ tiếp theo sẽ không xuất hiện.

Để việc duy trì nòi giống cho kết quả tốt, đến một thời điểm thích hợp người nuôi gà sẽ phải chọn ra cặp trống mái khỏe mạnh, có tố chất tốt, ngoại hình đẹp để cho đạp mái và đúc gà con. Như vậy thế hệ gà con ra đời mới có được sự ưu tú vì chúng thừa hưởng được những ưu điểm từ gà bố và gà mẹ. 

Ưu tiên chọn gà trống và gà mái là gà thuần chủng có tông dòng tốt, có nhiều ưu điểm vượt trội và tránh lai cận huyết. 

Một số điểm đáng chú ý về quá trình đạp mái của gà

Quá trình đạp mái ở gà có nhiều điểm đặc biệt và rất nhiều người quan tâm, muốn tìm hiểu về điều này. Hãy cùng xem cụ thể là, sự đặc biệt ấy là gì nhé

Gà trống không đạp mái

Hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân như: Gà mái không đẹp nên không đủ sức hấp dẫn với gà trống. Nếu đang trong giai đoạn thay lông, gà thiếu chất dinh dưỡng cũng sẽ không có hưng phấn. Hoặc do cả trống và mái đều chưa đến trưởng thành. Do đó, khi cho gà giao phối phải nhất định để cho gà phát triển đầy đủ, không nên ép đạp mái. Cho gà ăn uống đủ chất trong thời kỳ thay lông. Nhốt riêng gà trống và gà mái trước khi giao phối để tăng hưng phấn.

Gà trống đa tình

Đúng là gà trống đa tình vì chúng luôn thích sự mới lạ, chúng không thích giao phối với những con gà mái đã quen thuộc. Và vì thế chúng sẽ đi tìm những con gà mái mới thay cho những con đã quen hơi. Người ta vẫn nói gà trống rất dễ dãi và bừa bãi trong chuyện đạp mái, chúng có thể giao phối với nhiều con mái khác nhau trong cùng một ngày.

Gà trống “bừa bãi” trong chuyện đạp mái

Gà trống đạp mái bao nhiêu lần thì thụ tinh thành công

Có thể cho gà trống đạp mái 2 – 3 lần/ngày. Chất lượng tinh trùng tốt thì mỗi lần có thể thụ tinh thành công 2 đến 4 quả trứng. Mỗi lần đạp mái lượng tinh trùng gà trống để lại có thể thụ tinh cho gà mái từ 3 đến 4 ngày. Vì thế anh em nên để cho gà trống 3 đến 4 ngày mới đạp mái một lần để tinh trùng đạt được chất lượng tốt nhất.

Một số điểm đáng chú ý khác

  • Gà trống đạp mái sẽ không ảnh hưởng gì đến phong độ thi đấu nếu các sư kê cho cho chúng đạp mái với mật độ vừa phải. Sau khi đá về phải om bóp đầy đủ để chúng hồi phục thể lực nhanh. Lưu ý không cho gà trống đạp mái trong thời kỳ thay lồng.
  • Không nên cho gà đang ở thay lông đạp mái vì ở thời điểm này dù gà có được chăm sóc tốt cũng không tránh được tình trạng mệt mỏi và xuống sức. Cho đạp mái ở giai đoạn này vừa hại gà mà chất lượng trứng lại không cao.
  • Gà đạp mái xong chết là hiện tượng có thật và cũng không hiếm gặp. Là do gà không biết kiểm soát, đạp mái quá nhiều dẫn đến suy kiệt cơ thể. Nói là do gà nhưng thực chất là do người nuôi, thiếu kiến thức cơ bản trong quá trình nhân giống. Để gà trống đạp mái tự do dẫn đến tình trạng gà chết gây nên thiệt hại về kinh tế.
  • Gà mái chọn trống thể hiện qua cách đối xử khác nhau với các con gà trống trong đàn. Thực tế con gà mái có thể biết đến 80% lượng tinh trùng mà gà trống phóng vào trong nó sau mỗi lần giao phối. Vì thế việc gà mái chấp nhận hay loại bỏ tinh trùng sẽ cho thấy được sự lựa chọn của nó. Thông thường nó sẽ ưu tiên chọn đối tác đầu tiên hoặc những con gà trống đầu đàn.

Trên đây là những chi tiết thú vị về hiện tượng gà đạp mái. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp không chỉ giúp anh em thỏa mãn trí tò mò mà còn cung cấp thêm những kiến thức bổ ích cho quá trình lai tạo giống ở gà. Hãy theo dõi chúng tôi ở những bài viết tiếp theo để biết thêm nhiều thông tin thú vị khác nữa nhé. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *