Với người nuôi gà, vấn để sinh sản của chúng không chỉ có ý nghĩa duy trì nòi giống mà còn là một nguồn lợi kinh tế lớn. Do đó những vấn đề như, gà đạp mái bao lâu thì đẻ trứng, mỗi lần đạp mái có bao nhiêu trứng trống… Là những vấn đề được người chăn nuôi rất quan tâm. Vậy để giúp cho những người nuôi gà và những người có đam mê chơi gà đá hiểu hơn về vấn đề này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về quá trình đạp mái cũng như đẻ trứng của gà trong bài viết dưới đây.
Giải đáp thắc mắc gà đạp mái bao lâu thì đẻ trứng
Người ta vẫn thường nói “đẻ như gà” ý chỉ tốc độ đẻ trứng của gà rất nhanh và nhiều. Tuy nhiên ít người biết rằng tốc độ và thời gian đẻ trứng là do gà mái quyết định, không phải do gà trống. Bởi chức năng sinh sản và đẻ trứng với gà mái là hoàn toàn tự nhiên. Đến thời kỳ sinh sản chúng sẽ tự động tạo trứng và đẩy trứng ra ngoài mà không cần có gà trống đạp mái.
Gà mái đẻ nhiều hay đẻ ít còn tùy vào từng giống gà và chế độ dinh dưỡng. Gà khỏe mạnh, ăn uống đủ chất thì sẽ đẻ được nhiều trứng hơn và chất lượng trứng cũng cao hơn.
Mỗi lần đạp mái có bao nhiêu trứng trống?
Theo nguyên cứu mỗi lần gà trống đạp mái có thể duy trì cho con mái thụ tinh trong vòng 3 đến 4 ngày. Do đó có thể trả lời rằng mỗi lần đạp mái sẽ có 3 đến 4 trứng trống. Tuy nhiên đây là trường hợp đạp mái mà thụ tinh thành công thì mới có trứng trống. Nếu quá trình thụ tinh không thành công hoặc gà mái đào thải tinh trùng thì trong những lần tạo trứng kế tiếp, trứng đều không có trống.
Quá trình tạo trứng của gà sẽ bắt đầu từ lòng đỏ rời khỏi buồng trứng, nằm ở đầu ống dẫn trứng để được thụ tinh. Sau đó nó sẽ đi vào ống dẫn trứng để được bọc thêm một lớp chính là lớp lòng trắng mà chúng ta biết. Cuối cùng là hình thành lớp màng và vỏ trứng.Quá trình này sẽ diễn ra từ 18 đến 20 giờ. Cho nên có nhiều người hỏi rằng khi gà sắp đẻ trứng mà cho gà trống đạp mái thì trứng đẻ ra liệu có trống không. Thì câu trả lời chắc chắn là không nhé. Muốn trứng đẻ ra có trống thì phải cho đạp mái trước khi trứng được hình thành.
Chi tiết về chu trình đẻ trứng của gà
Gà đến độ tuổi sinh sản sẽ tự hình thành khả năng tạo và đẻ trứng. Tốc độ đẻ trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giống gà, chế độ dinh dưỡng, thời gian sinh trưởng. Thông thường thì gà mái từ 6 đến 7 tháng sẽ bắt đầu đẻ trứng vì đây là lúc chúng đã phát triển hoàn thiện cơ quan sinh sản.
Gà có thể đẻ được từ 150 đến 180 quả trứng một năm. Gà đẻ xong ấp khoảng 18 ngày thì trứng nở thành con.
Chu kỳ đẻ trứng của gà
Gà sẽ đẻ liền 3 quả cho 1 lần đẻ và nghỉ khoảng 2 ngày mới đẻ tiếp. Chu kỳ này cũng không cố định, có thể thay đổi tùy vào tốc độ tạo trứng của từng con gà. Và điều này chúng tôi cũng đã nói ở trên nó sẽ được quyết định bởi giống gà và chế độ dinh dưỡng.
Cách làm cho gà đẻ trứng hiệu quả hơn
Những người nuôi gà lấy trứng chuyên nghiệp sẽ có một số cách để kích thích gà đẻ trứng nhiều hơn hoàn toàn tự nhiên mà không cần sự can thiệp của thuốc. Cụ thể như: Thay đổi chế độ ăn bổ dưỡng hơn, cho gà sưởi nắng thường xuyên, điều chỉnh chế độ ánh sáng trong khu vực nuôi nhốt gà đẻ. Ngoài ra còn có một số thực phẩm kích thích gà đẻ nhưng thường chỉ áp dụng cho gà công nghiệp. Với gà chăn thả hay gà chọi, gà tre thì không cần thiết.
Thời điểm gà đẻ trứng sớm hay muộn phụ thuộc vào yếu tố nào?
Chúng ta đã nói nhiều về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đẻ trứng của gà mái. Cụ thể như nào mời các bạn theo dõi chi tiết ở bên dưới đây:
- Đối với gà mái thường thì khi chúng được từ 6 đến 7 tháng tuổi sẽ bắt đầu bước vào thời kỳ sinh sản. Chúng có thể cho gà trống đạp mái khi đủ 190 đến 200 ngày tuổi. Nhưng nếu không có gà trống chúng vẫn có thể đẻ trứng bình thường. Những con gà phát triển sớm thì thời điểm đẻ trứng sẽ đến sớm hơn những con gà chậm phát triển.
- Gà mái tre: Dòng gà này thời kỳ sinh sản sẽ đến sớm hơn, chỉ khoảng 6 tháng là chúng đã bắt đầu đẻ trứng. Sở dĩ có sự khác biệt này là do yếu tố ngoại hình, kích thước quyết định. Những yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến thời điểm đẻ trứng của giống gà này.
- Điều kiện chăm sóc quyết định sự khác biệt về thời gian sinh sản. Càng những con gà được chăm sóc tốt ăn nhiều đồ bổ dưỡng sẽ động dục sớm hơn những con gà yếu ớt. Điều này cũng dễ hiểu, như ở con người, các bé gái được cho ăn nhiều đồ bổ, các thực phẩm có chứa nhiều chất kích thích sự sinh trưởng sẽ dậy thì sớm hơn. Với con người thì đây là một điều bất thường. Nhưng với gà chuyên đẻ trứng việc kích thích cho gà đẻ trứng sớm, đẻ nhiều là điều bình thường vì nó mang lại lợi ích kinh tế cao hơn.
- Yếu tố sinh khỏe của gà: Đương nhiên là những con gà khỏe mạnh sẽ đẻ trứng sớm và nhiều hơn, chất lượng trứng cũng cao hơn. Nhiều con gà không thể đẻ trứng được vì do thể chất của chúng không đảm bảo hoặc bị nhiễm bệnh hay thiếu chất dinh dưỡng. Nếu có đẻ thì tỷ lệ ấp trứng thành công cũng không cao. Vì vậy các chủ trại nuôi gà cần đặc biệt chú ý chăm sóc tốt cho gà và thời điểm sinh sản để cho năng suất trứng cao hơn.
Thông tin về một số đặc điểm sinh sản của gà mái chọi
Anh em nuôi gà đá có lẽ sẽ quan tâm nhiều đến đặc điểm sinh sản của gà mái chọi. Vì lâu nay việc chơi gà đá không chỉ dừng ở một thú vui thông thường mà nó đã trở thành một hoạt động kinh tế. Nhiều sư kê đã thành công trong việc lai tạo giống, chăm sóc gà tốt để việc sinh sản của gà mang lại một nguồn thu đáng kể. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp một số đặc điểm sinh sản của gà mái chọi dành cho những anh em đang quan tâm.
- Gà mái chọi bắt đầu sinh sản khi đủ 190 ngày tuổi trở lên.
- Yếu tố tuổi tác của gà mái mẹ sẽ ảnh hưởng đến trọng lượng của trứng, Một quả trứng thường nặng 50g. Trứng gà so sẽ nhỏ hơn so với trứng gà già.
- Mỗi lứa gà mái chọi sẽ đẻ từ 12 đến 15 quả trứng. Đây là số lượng trứng trung bình, có những con đẻ ít thì chỉ để 10 quả một lứa nhưng cũng có những con có thể đẻ đến 20 quả một lứa.
- Mỗi năm gà sẽ đẻ 3 đến 4 lứa, khoảng cách giữa các lần đẻ là từ 1 đến 2 tháng.
Nói chung gà mái chọi đẻ không nhiều như gà mái thường nhưng tuổi đẻ của chúng khá lâu. Độ tuổi đẻ lâu nhất hiện ghi nhận được ở gà mái chọi lên tới 10 năm.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi tổng hợp được để giải đáp cho thắc mắc “gà đạp mái bao lâu thì đẻ trứng”. Cùng với đó là kiến thức về quá trình sinh sản của gà. Hy vọng đã giúp ích được nhiều cho anh em nuôi gà nói chung và anh em nuôi gà chọi nói riêng. Cảm ơn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.